cialisfrance24.com
viagra-50-online-store.com

2017: Năm của H.265?

PDF. In Email

Thứ hai, 23 Tháng 4 2018 09:14   |  Số truy cập: 2307

Bất chấp nhu cầu về camera H.265 trên thị trường, một số nhà sản xuất vẫn chọn cách tiếp cận thận trọng nhằm duy trì các dòng sản phẩm hiện có càng lâu càng tốt. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất khác lại chọn cách tiếp cận mới và nhanh chóng chuyển sang định dạng H.265 cho các sản phẩm của họ. Lý do rất đơn giản: H.265 có thể đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia an ninh cho cả hiện tại và tương lai.

Khi H.264 được giới thiệu vào năm 2003, những camera kỹ thuật số IP tiên tiến nhất lúc đó sử dụng chuẩn phân giải VGA. Ở thời điểm đó, hiệu quả tiết kiệm băng thông còn khá thấp và dần được cải thiện khi camera megapixel bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, H.264 không được thiết kế để xử lý các tập tin kích thước cực lớn như Ultra-HD (UHD) và các video độ phân giải cao hơn. Do đó việc chuyển từ chuẩn nén MJPEG sang H.264 trong năm 2003 đã không tạo nên thay đổi đột phá. Nếu so sánh, hiệu quả tiết kiệm chi phí băng thông và lưu trữ của H.265 sẽ cao hơn nhiều (đạt 75%) so với H.264 (chỉ 25%) khi áp dụng cho các camera 4K và độ phân giải 1080 (HD).

2017: Năm của H.265

Dù camera 5 megapixel và độ phân giải 4K hoặc cao hơn đã dần trở nên phổ biến, một số người dùng vẫn còn do dự liệu có nên nâng cấp lên những camera này hay không, trong khi chuẩn nén không hiệu quả hơn H.264. Liệu có cần thiết phải tăng thêm chi phí liên quan đến băng thông mạng hoặc dung lượng lưu trữ chỉ để đáp ứng những định dạng hình ảnh này.

Do đó, câu hỏi ở đây không nên là “liệu”, mà là “khi nào” thì H.265 sẽ thay thế H.264 để trở thành chuẩn nén phổ biến trong giám sát an ninh, vì H.624 đã tồn tại cả thập kỷ qua. H.265 chỉ đơn giản là giúp triển khai hiệu quả các camera có độ phân giải cao hơn với hiệu quả chi phí tốt hơn mà không làm tăng thêm đầu tư cơ sở hạ tầng.

H.265 là kết quả của quá trình nghiên cứu và triển khai thực tế đã được các chuyên gia, hiệp hội và một số nhà sản xuất ứng dụng trong vài năm qua. Với công nghệ lưu trữ và xử lý tiên tiến nhất, H.265 giúp tối đa hóa hiệu quả băng thông và giảm thiểu dung lượng lưu trữ.

Một số nhà sản xuất đã đi tiên phong trong việc ứng dụng chuẩn nén H.265, và ngành công nghiệp an ninh sẽ sớm được chứng kiến sự phát triển các camera có hiệu suất cao, độ phân giải cao và tiên tiến hơn nữa trong tương lai.

Với H.265, người dùng có thể gửi nhiều dữ liệu hình ảnh hơn trên kiến trúc mạng hiện có, hoặc nhận lượng thông tin nhiều hơn với yêu cầu chi phí và cơ sở hạ tầng thấp hơn. Kết quả là, hiệu suất và chất lượng hình ảnh của các camera thế hệ tiếp theo sẽ dễ dàng tiếp cận đến khách hàng ở nhiều phân khúc và ngân sách hơn.

Để tận dụng tối đa lợi thế của H.265, các nhà tích hợp hệ thống nên dành thời gian tìm hiểu các giải pháp giám sát an ninh và công nghệ hình ảnh phù hợp nhằm tư vấn khách hàng chuyển từ H.264 sang H.265 một cách hiệu quả nhất cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai.

Thay đổi phương pháp tiếp cận

Để biến lợi thế của H.265 thành hiện thực, điều quan trọng là nhà tích hợp phải biết làm thế nào để ứng dụng H.265 phù hợp cho từng khách hàng.

Từ quan điểm kỹ thuật, chiến lược tốt nhất để chuyển đổi sang H.265 là triển khai các camera có hỗ trợ nhiều loại mã hóa, cho phép khách hàng đáp ứng cả H.264 và MJPEG hiện tại, đồng thời hỗ trợ H.265 trong tương lai.

Triển khai một hệ thống H.265 – dù là lắp đặt mới hay nâng cấp hệ thống đều đòi hỏi không chỉ các camera được trang bị bộ mã hóa H.265, mBất chấp nhu cầu về camera H.265 trên thị trường, một số nhà sản xuất vẫn chọn cách tiếp cận thận trọng nhằm duy trì các dòng sản phẩm hiện có càng lâu càng tốt. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất khác lại chọn cách tiếp cận mới và nhanh chóng chuyển sang định dạng H.265 cho các sản phẩm của họ. Lý do rất đơn giản: H.265 có thể đáp ứng nhu cầu của các chuyên gia an ninh cho cả hiện tại và tương lai.

Khi H.264 được giới thiệu vào năm 2003, những camera kỹ thuật số IP tiên tiến nhất lúc đó sử dụng chuẩn phân giải VGA. Ở thời điểm đó, hiệu quả tiết kiệm băng thông còn khá thấp và dần được cải thiện khi camera megapixel bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, H.264 không được thiết kế để xử lý các tập tin kích thước cực lớn như Ultra-HD (UHD) và các video độ phân giải cao hơn. Do đó việc chuyển từ chuẩn nén MJPEG sang H.264 trong năm 2003 đã không tạo nên thay đổi đột phá. Nếu so sánh, hiệu quả tiết kiệm chi phí băng thông và lưu trữ của H.265 sẽ cao hơn nhiều (đạt 75%) so với H.264 (chỉ 25%) khi áp dụng cho các camera 4K và độ phân giải 1080 (HD).

Dù camera 5 megapixel và độ phân giải 4K hoặc cao hơn đã dần trở nên phổ biến, một số người dùng vẫn còn do dự liệu có nên nâng cấp lên những camera này hay không, trong khi chuẩn nén không hiệu quả hơn H.264. Liệu có cần thiết phải tăng thêm chi phí liên quan đến băng thông mạng hoặc dung lượng lưu trữ chỉ để đáp ứng những định dạng hình ảnh này.

Do đó, câu hỏi ở đây không nên là “liệu”, mà là “khi nào” thì H.265 sẽ thay thế H.264 để trở thành chuẩn nén phổ biến trong giám sát an ninh, vì H.624 đã tồn tại cả thập kỷ qua. H.265 chỉ đơn giản là giúp triển khai hiệu quả các camera có độ phân giải cao hơn với hiệu quả chi phí tốt hơn mà không làm tăng thêm đầu tư cơ sở hạ tầng.

H.265 là kết quả của quá trình nghiên cứu và triển khai thực tế đã được các chuyên gia, hiệp hội và một số nhà sản xuất ứng dụng trong vài năm qua. Với công nghệ lưu trữ và xử lý tiên tiến nhất, H.265 giúp tối đa hóa hiệu quả băng thông và giảm thiểu dung lượng lưu trữ.

Một số nhà sản xuất đã đi tiên phong trong việc ứng dụng chuẩn nén H.265, và ngành công nghiệp an ninh sẽ sớm được chứng kiến sự phát triển các camera có hiệu suất cao, độ phân giải cao và tiên tiến hơn nữa trong tương lai.

Với H.265, người dùng có thể gửi nhiều dữ liệu hình ảnh hơn trên kiến trúc mạng hiện có, hoặc nhận lượng thông tin nhiều hơn với yêu cầu chi phíà cả đầu ghi và thiết bị quản lý đều phải hỗ trợ được công nghệ nén mới này.

Khi triển khai camera 4K, khách hàng sẽ thấy hiệu quả tiết kiệm băng thông và lưu trữ cao đáng kể so với hệ thống H.264 thông thường. Do đó, họ thường cân nhắc về nhu cầu lưu trữ và băng thông bằng cách so sánh giữa H.265 và 4K với H.264 và 1080p. Đây là một cách tư vấn khi bán hàng, vì nhiều khách hàng được phân tích để tin rằng nếu họ nâng cấp lên camera 4K, băng thông và lưu trữ sẽ tăng gấp 4 lần và họ cần phải bổ sung thêm nhiều switch vào hệ thống mạng hiện có.

Tùy theo từng trường hợp triển khai và ứng dụng cụ thể, phạm vi lắp đặt cũng như giá cả và hiệu quả chi phí nâng cấp hệ thống sẽ khác nhau. Do đó, trước khi giới thiệu cho khách hàng về H.265, các nhà tích hợp cần tìm hiểu nhu cầu cụ thể của từng khách hàng và mục tiêu giám sát an ninh, cũng như điều kiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện có của họ.

Nâng cấp hệ thống toàn phần

Việc nâng cấp toàn bộ hệ thống hiện có sang một hệ thống cao hơn đặt ra nhiều cân nhắc về quy mô và độ phức tạp của dự án. Nếu toàn bộ dây điện và cáp đều cần thay thế để phù hợp với hệ thống nâng cấp, chi phí nâng cấp có thể cao hơn cả chi phí đầu tư một hệ thống mới. Do đó, đừng vội tiến hành nâng cấp nếu chưa có kế hoạch triển khai cẩn thận nhằm tránh những chi phí bổ sung và phát sinh không lường trước.

Khi buộc phải thay mới một hệ thống hiện có, do chi phí đầu tư hệ thống mới khá cao, khách hàng thường do dự liệu có nên chọn cách nâng cấp hay không? Hiểu được tâm lý này, các nhà tích hợp cần chứng minh việc chuyển đổi sang hệ thống mới H.265 là một phương án đầu tư có hiệu quả lâu dài, so với nâng cấp từ hệ thống H.264 chỉ sử dụng được trong một thời gian ngắn.

Trường hợp khả thi nhất để nâng cấp toàn bộ hệ thống, là khi cơ sở hạ tầng kết nối cáp hiện có đang ở điều kiện tốt, đáp ứng được các nâng cấp về camera, đầu ghi và hệ thống quản lý lên H.265; đồng thời chi phí nâng cấp chỉ chiếm một phần nhỏ so với chi phí đầu tư cả hệ thống mới hoặc thay mới toàn bộ hệ thống.

Nâng cấp từng phần

Trong một số trường hợp, nâng cấp một phần hệ thống hoặc bổ sung một phần mới vào một hệ thống hiện có được xem là giải pháp hợp lý nhất cho nhiều người dùng cuối. Nhìn chung, các thiết bị H.265 mới vẫn có khả năng sử dụng các giao thức H.264 cũ trong một thời gian, tùy theo xu hướng của ngành công nghiệp an ninh. Điều này cho phép người dùng cuối tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện có, trong lúc lập kế hoạch để chuyển sang H.265 trong tương lai. Phương án này đặc biệt hấp dẫn cho những khách hàng có phạm vi ngân sách eo hẹp.

Người dùng hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng thiết bị ghi hình NVR H.264 hiện có trong lúc thay thế camera cũ bằng các mẫu mới hỗ trợ cả H.264 và H.265. Đợi đến khi ngân sách cho phép, người dùng có thể nâng cấp thiết bị NVR lên các mẫu mới hơn, và thiết lập lại camera để hoạt động với chuẩn H.265.

Có thể áp dụng cách tương tự để mở rộng hệ thống giám sát. Ví dụ: sử dụng thiết bị với khả năng hỗ trợ H.265 để tích hợp vào hệ thống hiện đang sử dụng H.264 trong một khoảng thời gian nhất định.

Lắp đặt hệ thống mới

Bất kỳ cơ sở mới nào cũng đòi hỏi một hệ thống giám sát hoàn toàn mới. Trong trường hợp này, lựa chọn H.264 là vô lý, vì đầu tư hệ thống H.265 mới mang lại hiệu quả rõ ràng hơn. Chính vì vậy, các nhà tích hợp nên tư vấn và cung cấp giải pháp tốt nhất cho việc lắp đặt hệ thống H.265 mới. Chi phí thiết kế và lắp đặt hệ thống mới trong lúc đang xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ thấp hơn là đợi đến lúc cơ sở hạ tầng đã hoàn chỉnh rồi mới tiến hành nâng cấp hệ thống.

Chi phí triển khai camera và đầu ghi H.265 không cao hơn bất kỳ thiết bị H.264 nào hiện nay. Thậm chí, khi sử dụng thiết bị H.265 còn giúp tận dụng cơ sở hạ tầng mạng tốt hơn nhờ băng thông của camera giám sát an ninh rất nhỏ. Chính vì vậy, các nhà tích hợp nên trình bày cả những hiệu quả chi phí về mặt thiết bị và hạ tầng khi tư vấn triển khai hệ thống H.265 cho khách hàng.

 

Nguồn: Tamnhinmang.vn

 

DMCA.com Protection Status


Các bài viết khác

Brady
CommScope
Emerson
Fluke Network
Fredton
Vietrack